Mộc nhĩ là gì? Có những loại nào, tác dụng và cách chế biến

0
152
5/5 - (2 bình chọn)

Mộc nhĩ là một loại nguyên liệu rất quen thuộc trong mỗi gian bếp của người Việt. Mộc nhĩ thường được dùng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Vậy mộc nhĩ là gì? Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về tác dụng của mộc nhĩ cũng như cách chế biến mộc nhĩ (nấm mèo) nhé!

nấm mộc nhĩHình ảnh mộc nhĩ

Mộc nhĩ là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình Việt. Không chỉ là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon khác nhau, mộc nhĩ còn là một vị thuốc quý có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như chữa bệnh, giúp giải độc, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa,…. Cùng hương vị ẩm thực tìm hiểu chi tiết về mộc nhĩ ngay sau đây!

1/ Mộc nhĩ là gì

Mộc nhĩ (có tên khoa học là Auricularia) hay còn được gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, hắc mộc nhĩ,, mộc tung hay vẫn nhĩ,… Mộc nhĩ chính là một loại nấm mọc trên thân của nhiều loại cây thân gỗ. Công dụng của mộc nhĩ trong các gian bếp không hề nhỏ, ngoài các ăn ngon với mộc nhĩ thì người ta còn sử dụng mộc nhĩ bởi nó chính là một dược phẩm với nhiều tác dụng như bổ huyết, thông mạch hay cầm máu, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể,….

tác hại của mộc nhĩMộc nhĩ rừng

Mộc nhĩ thường phân bố rộng rãi ở những vùng ôn đới và cận nhiệt đới trên các thế giới. Ở Việt Nam, ngoài thu hái tự nhiên, mộc nhĩ còn được trồng trên các thân cây như cây mít, sắn, so đũa, sung, hòe,… để làm dược liệu. Nấm mèo thường được thu hái vào mùa thu và mùa hè. Sau khi thu hái, mộc nhĩ được cắt bỏ phần bẩn dính vào thân cây rồi mang phơi khô.

Có mấy loại mộc nhĩ

Gồm có 3 loại mộc nhĩ đó là mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng và mao mộc nhĩ. Trong đó mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng là 2 loại có nhiều tác dụng và cũng được sử dụng phổ biến nhất

Thành phần dinh dưỡng có trong mộc nhĩ

Cứ 100g mộc nhĩ khô thì có chứa các hàm lượng dinh dưỡng như sau: Chất đạm (10,6g), chất béo (0,2g), đường (65g), canxi (350mg), sắt (185 mg), photpho (201 mg), chất xơ (5,8g), carotene (0,03% mg).

2/ Mộc nhĩ có tác dụng gì?

Nếu được chế biến và sử dụng đúng cách thì mộc nhĩ là một nguyên liệu, dược liệu mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho  sức khỏe con người. Các món ăn ngon với mộc nhĩ như trứng chiên đậu phụ mộc nhĩ, giá đỗ xào mộc nhĩ, xôi thịt băm nấm mèo, thịt gà nấu mộc nhĩ, khổ qua nhồi thịt nấm mèo, chả giò nấm mèo, trứng rán mộc nhĩ,…. Dưới đây là một số công dụng của một mộc nhĩ đen có thể kể đến như:

Bổ sung hàm lượng sắt tự nhiên cho cơ thể

Trong mộc nhĩ có nhiều thành phần sắt, với hàm lượng sắt 185mg trên 100g mộc nhĩ thì chúng ta sẽ thu nạp được một lượng sắt khá lớn nếu chọn mộc nhĩ làm nguyên liệu để chế biến các món ăn hàng ngày, đặc biệt là những ai đang bị thiếu máu.

Tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột

Chất keo nhầy vốn có trong mộc nhĩ kết hợp dính với các tạp chất trong hệ tiêu hóa và đẩy chúng ra khỏi cơ thể, giúp chúng ta có một hệ tiêu hóa đường ruột khỏe mạnh. Nấm mèo còn được xem là một loại collagen thực vật đặc biệt giúp cơ thể chúng ta kịp thời thanh lọc, đồng thời đào thải các thức ăn.

Hỗ trợ cải thiện tình trạng đại tiện ra máu

Nếu bạn đang bị tình trạng đại tiện ra máu thì có thể ăn mộc nhĩ hàng ngày vì mộc nhĩ giúp nhuận tràng, có khả năng ngăn ngừa xơ vỡ động mạch. Hàm lượng chất xơ lớn trong mộc nhĩ sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất từ trong đường ruột, nó không chỉ phòng ngừa táo bón mà còn có thể phòng ngừa ung thư. 

Tốt cho tim mạch

Việc ăn mộc nhĩ sẽ giúp chúng ta ngăn chặn được bệnh tắc hoặc vỡ mạch máu ở những người tăng huyết áp, hạn chế tai biến, nhồi máu cơ tim, giúp cơ thể lưu thông máu, đưa máu lên não. Mộc nhĩ còn có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, giúp kiểm soát cân nặng, giúp chúng ta có làn da hồng hào và tươi sáng hơn.

công dụng của mộc nhĩ đenCông dụng mộc nhĩ đối với tim mạch

Hỗ trợ làm đẹp

Mộc nhĩ là dược liệu dồi dào protein và vitamin E. Vì vậy nếu ăn nhiều mộc nhĩ sẽ giúp làn da của bạn tươi sáng và mịn màng hơn.

Ngoài ra, mộc nhĩ còn có khả năng chống oxy hóa rất tốt nhờ có nồng độ phenol cân bằng.

Giúp hạ đường huyết

Hàm lượng chất xơ hòa tan trong mộc nhĩ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể.

Làm sạch phổi

Các món ăn được chế biến từ mộc nhĩ rất tốt đối với những người thường xuyên hút thuốc lá. Bởi mộc nhĩ đóng vai trò làm sạch phổi, nhuận phổi.

Xem thêm: Hạt chia là gì? Hạt chia có tác dụng gì, cách sử dụng hạt chia

3/ Những người không nên ăn nấm mèo (mộc nhĩ)

Ăn mộc nhĩ có tốt không, bà bầu ăn mộc nhĩ có tốt không? Nấm mèo tốt là vậy nhưng sẽ có một số người không nên ăn mộc nhĩ để tránh gặp phải những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là những trường hợp không nên ăn nấm mèo:

  • Phụ nữ có thai: Mộc nhĩ có thể gây nên tình trạng hoạt huyết tiêu ứ nên sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi, vì vậy mà mẹ bầu không nên ăn mộc nhĩ nhé.
  • Những người đang có vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy hay đầy bụng,… cũng không nên sử dụng mộc nhĩ vì nó có tính hàn có thể khiến tình trạng của bạn càng tệ hơn
  • Trẻ nhỏ và các trường hợp dị ứng cũng nên thận trọng khi ăn các thức ăn được chế biến từ mộc nhĩ. Vì mộc nhĩ có chứa các hoạt chất nhảy cảm với ánh sáng vì vậy có thể gây ra tình trạng viêm da, phù nề thanh quản,…
  • Những người vừa nhổ răng, mới phẫu thuật hay người bị chảy máu mũi cũng không nên ăn các thức ăn có chứa mộc nhĩ.
  • Những người bị bệnh loãng máu hay máu khó đông càng không ăn những thực phẩm có chứa mộc nhĩ vì thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa đông máu. Đặc biệt là những người mới vừa bị xuất huyết não thì tuyệt đối không nên ăn nấm mèo.

4/ Nấm mèo kỵ với gì?

Mộc nhĩ kỵ gì? Đây là vấn đề quan trọng không thể bỏ qua khi sử dụng loại nấm tai mèo này. Khi chế biến bạn chớ nên kết hợp mộc nhĩ với các loại thực phẩm sau:

  • Thịt vịt và ốc: Mộc nhĩ, thịt vịt và ốc đều là những thực phẩm có tính hàn. Vì vậy nếu kết hợp những thực phẩm này với nhau sẽ không tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Thịt gà rừng: Người đang mắc bệnh trĩ tốt nhất không nên ăn mộc nhĩ nấu với thịt gà rừng vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Củ cải trắng: Củ cải trắng là loại rau củ ngon rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên kết hợp với mộc nhĩ để tránh gặp những phản ứng phức tạp, dẫn đến viêm da. Nếu muốn ăn 2 món ăn này bạn phải ăn cách nhau ít nhất là 3 tiếng.
  • Tránh ăn mộc nhĩ với các loại đồ lạnh để tránh gặp phải tình trạng mệt 

Món ngon từ mộc nhĩMón ngon từ mộc nhĩ

5/ Cách chế biến mộc nhĩ

Ngâm nấm mèo bằng nước gì? Rất nhiều người vẫn có thói quen ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng để nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ không tốt cho sức khỏe, thậm chí có thể khiến mộc nhĩ bị dính, nhũn khó bảo quản và làm món ăn mất thẩm mỹ. Vì vậy chỉ nên ngâm nấm mèo với nước lạnh.

Ngâm mộc nhĩ bao lâu? Tránh ngâm mộc nhĩ quá lâu, dễ làm mất đi thành phần dinh dưỡng vốn có trong mộc nhĩ, thậm chí còn làm cho mộc nhĩ bị nhiễm khuẩn. Chỉ nên ngâm mộc nhĩ với nước lạnh từ 2 – 3 tiếng rồi đem rửa sạch chế biến và thưởng thức.

Cách bảo quản mộc nhĩ đã ngâm nước: Mộc nhĩ sau khi được ngâm bạn đem cắt hết phần chân, rửa sạch, tốt nhất nên sử dụng ngay. Nếu không bạn có thể để ráo nước cho vào cái túi hoặc cái hộp đậy kín rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tuần.

Mộc nhĩ đen sau khi ngâm nước lạnh

Lưu ý: Mộc nhĩ tươi có chứa thành phần morpholine nhạy cảm với ánh sáng, khiến cơ thể bị mẩn ngứa ngoài da hoặc phù nề. Vì vậy có thể nói rằng mộc nhĩ tươi rất độc. Vì vậy chúng ta chỉ được sử dụng mộc nhĩ khô

Cách chế biến mộc nhĩ khô đúng chuẩn nhất chính là ngâm mộc nhĩ với nước lạnh trong thời gian 2 – 3 tiếng rồi vớt ra cắt bỏ phần chân nấp và rửa thật sạch. Sau đó đem chế biến cùng những món ăn phù hợp. 

6/ Kết bài

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nấm mèo là gì, tác dụng mộc nhĩ và một số lưu ý khi sử dụng mộc nhĩ. Chúc bạn sẽ chế biến được nhiều món ăn ngon từ mộc nhĩ để bổ sung thêm cho thực đơn hàng ngày của gia đình!