Đậu tằm là gì, công dụng và phân biệt đậu tằm với đậu xanh

0
601
5/5 - (1 bình chọn)

Hạt đậu tằm là gì, hạt đậu tằm với đậu xanh có phải là một không, công dụng của đậu tằm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm hàng ngày!

Đậu tằm - Fava

Đậu tằm – Fava

Đậu tằm được nhắc nhiều trong chăn nuôi cá, theo một số nghiên cứu, trong đậu tằm có tới 31% protein thô và chỉ có 0,15% lipid thô, đây là yếu tố đặc biệt sẽ quyết định sự thay đổi chất lượng thịt của cá, làm tăng độ dai cơ thịt giúp thịt cá chắc giòn hơn. Không chỉ cá chép, cá trắm mà cả những loài cá khác nếu được nuôi bằng đậu tằm cũng sẽ cho ra những sản phẩm cá giòn và đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Ngoài ra đậu tằm còn là loại thực phẩm hữu dụng trong chế biến thực phẩm hàng ngày. Vậy hạt đậu tằm là đậu gì? Hãy cùng hương vị ẩm thực tìm hiểu kỹ hơn về đậu tằm ngay sau đây!

Đậu tằm là gì?

Đậu tằm, hay còn gọi là đậu fava, hoặc đậu răng ngựa, thuộc loại họ đậu Fabaceae và có tên khoa học là Vicia fava. Từ xa xưa, cách đây khoảng 6000 năm, con người đã bắt đầu trồng đậu tằm và nó đã trở thành nguồn lương thực không thể thiếu trong nền ẩm thực của vùng Địa Trung Hải. Sau đó đậu tằm được hướng lên bắc trồng ở Châu Âu và hướng xuống nam trồng ở vùng sông Nile, cho đến đời nhà Hán, đậu tằm theo đường tơ lụa đi vào Trung Quốc, rồi dần lan sang Nhật, Triều Tiên và các nước Châu Á.

Đặc điểm của đậu tằm

Đậu tằm thuộc họ đậu, thân thảo, cây đậu tằm có thân mọc thẳng, chiều cao có thể lên đến 1.8m. Lá dài khoảng 10 đến 25cm, hình lông chim, màu xanh xám. Hoa đậu tằm có 5 cánh, chiều dài từ 1 – 2,5cm. Quả đậu tằm có lớp vỏ dai, phủ kín lông tơ, khi còn non có màu xanh và sẽ chuyển màu nâu đen khi chín. Chiều dài mỗi quả khoảng tầm 5 đến 10cm, đường kính khoảng 1cm, bên trong có chứa khoảng 3 đến 8 hạt. 

Hạt đậu tằm thường có hình tròn hoặc hình bầu dục với đường kính 5 đến  10mm, hoặc hình dẹt với chiều dài khoảng 20 đến 25mm. Đậu tằm sở hữu hương vị ngọt và rất được ưa chuộng.

Thành phần dinh dưỡng trong đậu tằm – fava

Kích thước hạt đậu tằm không quá lớn nhưng lại chứa hàm lượng chất dinh dưỡng đáng kinh ngạc, đặc biệt là protein (chất đạm), vitamin B9, chất xơ và một số loại vitamin, khoáng chất khác.

Trong 100g đậu tằm – fava sẽ bao gồm các chất dinh dưỡng sau:

  • Năng lượng: 341 kcal
  • Carbohydrate: 58.29 gam
  • Chất đạm: 26.12 gam
  • Chất béo: 1.53 gam
  • Chất xơ: 25 gam
  • Vitamin C: 1.4 mg

Bên cạnh đó, đậu tằm còn chưa các chất dinh Vitamin B như: 0.333mg vitamin B2, 2.832mg vitamin B3,… cùng nhiều chất khoáng khác như 103mg canxi, 

Ngoài ra, đậu tằm còn chứa các chất dinh dưỡng Vitamin B nhiều loại như: 0.333mg vitamin B2, 2.832mg vitamin B3,… và nhiều chất khoáng như 103mg canxi, 1062 mg kali, 6.7mg sắt, 13mg natri,…

Môi trường sống của đậu tằm

Điều kiện nhiệt độ: Đậu tằm thuộc dạng cây ôn đới, ưa khí hậu mát mẻ và ẩm ướt, khả năng thích ứng cao. Nhiệt độ thích hợp để nảy mầm là 25 độ C. Nhiệt độ thuận lợi để phát triển tốt là 14 – 16 độ C, có thể chịu được 3 – 4 độ C. Nhiệt độ tốt nhất khi ra hoa thụ phấn là 15 – 22 độ C.

Hình ảnh cây, hoa, trái đậu tằm

Hình ảnh cây, hoa, trái đậu tằm

Điều kiện ánh sáng: Đậu tằm là loại cây ưa ánh sáng dài, cần có nhiều ánh sáng để đạt năng suất cao. Nếu thiếu ánh sáng sẽ làm rụng hoa, giảm nốt sần ở phần rễ, từ đó làm giảm năng suất sinh học và năng suất hạt.

Điều kiện về nước: Đậu tằm là loại cây rất ưa ẩm, vì vậy trong thời kỳ gieo hạt cần tưới đủ nước. Tuy nhiên trong giai đoạn cây đậu sinh trưởng lưu ý hạn chế nước để rễ có thể ăn sâu xuống đất. Đến thời kỳ cây ra quả, cần được tưới nhiều nước, chú ý không để đọng nước.

Điều kiện đất: Rễ đậu tầm thường phân bố trong tầng đất canh tác 30cm. Luôn giữ cho đất có độ ẩm, tơi xốp, thoáng khí, thoát nước dễ dàng, để giúp rễ và các nốt sần phát triển một cách tốt nhất. Độ PH phù hợp nhất cho đậu tằm ở khoảng 6,2 – 8.

Công dụng của đậu tằm trong chăn nuôi

Đậu tằm là nguồn thức ăn giá trị trong chăn nuôi

Đậu tằm là nguồn thức ăn giá trị trong chăn nuôi

  • Do có giá trị dinh dưỡng cao, hạt đậu tằm được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cá, chăn nuôi bò sữa, bò thịt,…
  • Đặc biệt, ở Trung Quốc, đậu tằm được chọn làm khẩu phần thức ăn chính cho cá trắm, và đã cho ra thành phẩm thịt cá rắn chắc, thơm ngon hơn nhiều so với các phương pháp nuôi thông thường. Ở Việt Nam vào 2009, người dân cũng tiến hành thử nghiệm việc áp dụng đậu tằm trong nuôi cá chép, cũng đã đem lại sản phẩm thịt cá thơm ngon vượt trội. Như vậy cho thấy, hạt đậu tằm chính là nguồn thức ăn dinh dưỡng giàu chất đạm cho cá, kích thích cá tăng trưởng tốt, thịt cá giòn và thơm ngon.

Xem thêm: Hạt chia là gì? Hạt chia có tác dụng gì, cách sử dụng hạt chia

Công dụng của hạt đậu tằm trong chế biến thực phẩm và đối với sức khỏe

Như đã nói ở trên, hạt đậu tằm có chứa 30% hàm lượng protein, với 8 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể con người. Cộng thêm 49% hàm lượng tinh bột và 0,8% chất béo. Do đó đậu tằm được xác định là loại cây giàu chất đạm, tinh bột và ít chất béo. Ngoài việc làm thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi, hạt đậu tằm còn có thể dùng để làm lương thực cho con người, chế biến miến sợi, làm nước chấm,…

Hạt đậu tằm chín xanh cũng được sử dụng làm rau ăn rất ngon. Khi hạt đậu tằm chín xanh sẽ cho hàm lượng nước trên 70%, protein là 13%, chất béo, 0,7%, hợp chất hydrocacbon 11,7%, chất thô xơ 37,2%, tro 1,2%, các chất khoáng Ca, P, Fe, caroten, vitamin B1, B2, PP, C, được xếp vào loại rau bổ dưỡng có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, hoa cây đậu tằm là 1 trong những loại hoa chứa nhiều mật để nuôi ong. Ngoài ra, hoa và quả đậu tằm còn có thể làm một số bài thuốc hiệu quả. Dưới đây là một số tác dụng của đậu tằm đối với sức khỏe trong việc phòng ngừa con người:

Ngăn ngừa bệnh parkinson: Trong đậu tằm có chứa Levodopa (L-dopa), khi vào cơ thể sẽ được chuyển đổi thành chất dẫn truyền thần kinh dopamine, có tác dụng tích cực trong việc việc điều trị bệnh Parkinson.

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh: hạt đậu tằm được cho là một nguồn cung cấp vitamin B9 hữu hiệu. Trong khi Vitamin B9 và vitamin B12 là một trong những thành phần thiết yếu của quá trình tổng hợp DNA và phân chia tế bào. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên sử dụng đậu tằm để có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho trẻ.

Điều trị cao huyết áp: Đậu tằm giúp cung cấp một lượng lớn magie và kali, đây là yếu tố quan trọng giúp làm giãn mạch máu và kiểm soát huyết áp rất tốt.

Kiểm soát cholesterol: Hầu hết lượng chất xơ trong đậu tằm đều có thể hòa tan và liên kết, loại bỏ cholesterol khỏi cơ thể. 

Phòng chống loãng xương: Đậu tằm có thể ngăn ngừa loãng xương nhờ có hàm lượng lớn mangan và đồng.

Phân biệt đậu tằm với đậu xanh

Đậu tằm có phải là đậu xanh hay không? Khá nhiều người vẫn đang lầm tưởng giữa hai loại đậu này là một. Tuy nhiên đậu tằm và đậu xanh là 2 loại đậu riêng biệt. Đậu xanh còn gọi là đỗ xanh theo phương ngữ của người miền Bắc. Đậu xanh có tên tiếng Pháp là haricot mungo, và tên tiếng Anh là mung bean, là cây đậu có danh pháp hai phần Vigna radiata, có kích thước hạt nhỏ với đường kính khoảng 2 – 2,5 mm.

Tạm kết

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về hạt đậu tằm là gì, công dụng của đậu tằm đối với ngành chăn nuôi, cũng như đối với sức khỏe con người. Hương vị ẩm thực rất vui khi được chia sẻ những hiểu biết của mình về các kiến thức trong nền ẩm thực.