Hướng dẫn cách nấu cơm tấm ngon đúng kiểu tại nhà

0
147
5/5 - (2 bình chọn)

Cơm tấm là gì, hướng dẫn cách làm cơm tấm tại nhà. Cách nấu đơn giản ai cũng có thể tự vào bếp được dành cho các đầu bếp nội trợ gia đình.

cách nấu cơm tấm tại nhàHình ảnh cơm tấm

Cơm tấm là món ăn nổi tiếng của người sài thành. Nếu đã từng thưởng thức món ăn vô cùng hấp dẫn này thì chắc hẳn bạn sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon đặc biệt của cơm tấm cùng với các gia vị đi kèm. Chỉ với một suất cơm tấm thôi cũng có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong bữa ăn đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cơm tấm là gì, cách nấu cơm tấm như thế nào. Hãy cùng hương vị ẩm thực tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về cơm tấm cũng như cách nấu cơm tấm thơm ngon đúng kiểu tại nhà!

Cơm tấm là gì?

Cơm tấm hay còn được gọi là cơm tấm Sài Gòn, là món ăn có nguyên liệu chính là gạo tấm, món ăn nổi tiếng của Việt Nam. Tùy mỗi vùng miền cơm tấm có thể được gọi với những cái tên khác nhau, nhưng cách thức chế biến và các nguyên liệu thì hoàn toàn giống nhau.

Khi đã gọi là cơm tấm thì chắc chắn gạo tấm sẽ là thành phần quan trọng nhất. Vậy thì gạo tấm là gì? Gạo tấm tức là phần đầu của mỗi hạt gạo, còn gọi là gạo vỡ, gạo bể, trong quá trình xay xát bị vỡ ra và chứa cả cám gạo lẫn phôi gạo. Vì vậy mà nó đã tạo ra một món ăn thơm ngon và có đầy đủ dinh dưỡng.

Khi được nấu chín, cơm tấm rất thơm, có vị ngọt, không quá nhão, cũng không quá khô, không bao giờ có cảm giác ngán khi ăn.

Ngoài gạo tấm là nguyên liệu chính để nấu cơm tấm, thì các thành phần quan trọng khác để tạo nên cơm tấm như nước mắm, tùy khẩu vị của mỗi vùng miền nước mắm được pha chế theo nhiều công thức khác nhau, có thể là ngọt hơn hoặc mặn hơn,… Bên cạnh đó còn có các món ăn kèm như sườn nướng, hoặc thịt nướng, trứng, chả trứng và da lợn (bì) được thái lát thật mỏng rồi trộn với thính ngô hoặc thính gạo đã rang chín. Ngoài ra, cơm tấm cũng có thể được góp mặt bởi một số thành phần khác nhằm tạo nên những phần ăn hấp dẫn và đặc biệt là vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Xem thêm: Cách làm da heo chiên giòn xóc tỏi ớt nước mắm ngon giòn rụm

Lịch sử ra đời của cơm tấm

Trước kia, cơm tấm là một món ăn phổ biến của những người nông dân, công nhân nghèo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vào những năm mùa màng đói kém, nhiều gia đình thường không đủ gạo để bán, vì vậy mà họ đã dùng gạo tấm (gạo bể) để nấu, gạo tấm luôn có sẵn trong mỗi hộ gia đình, gạo tấm có cũng tác dụng làm no lâu.

Trong thời kỳ chế độ xã hội cũ ở Việt Nam, cơm tấm lúc bấy giờ đã là tinh hoa ẩm thực của Việt Nam cũng như Mỹ. Ngày xưa người ta chỉ sử dụng gạo bể để nấu cơm tấm, còn ngày nay người ta còn nghĩ cách làm thế nào để hạt gạo bị vỡ và chế biến thành những món cơm tấm thơm ngon bổ dưỡng cung cấp được nguồn dinh dưỡng cho người ăn.

Bắt đầu từ khi Việt Nam đô thị hóa vào nửa đầu thế kỷ 20, cơm tấm đã trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp các tỉnh Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn. Kể từ khi Sài Gòn trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều du khách đến từ mọi miền trên thế giới, thì đây cũng chính là lúc cơm tấm được trở nên nổi tiếng. Từ đó những người bán hàng cũng đã điều bắt đầu điều chỉnh các thành phần của cơm tấm để phù hợp với khẩu vị của các thực khác. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng bát (chén) và đũa như như trước, cơm tấm cũng được đựng vào đĩa, đồng thời sử dụng thìa, muỗng, hay nĩa để thay thế.

Cách nấu cơm tấm

Nguyên liệu nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

  • Gạo tấm: 150gram
  • Muối: 1 chút
  • Dầu ăn hoặc bơ

Cách nấu cơm tấm bằng nồi cơm điện

Bước 1: Vo và ngâm gạo

Gạo tấm đem vo sạch 2 – 3 lần. Sau đó ngâm gạo khoảng 20 – 30 phút cho nở, để khi nấu cơm tấm sẽ chín đều và cũng không bị nát.

Bước 2: Bí quyết nấu cơm tấm không bị nhão

Hướng dẫn cách nấu cơm tấm ngonCách nấu cơm tấm

Gạo tấm sau khi ngâm, bạn hãy chắt bỏ nước cũ, rồi cho một lượng nước mới vào để tiến hành nấu cơm tấm.

Làm sao để cơm tấm không bị nhão là một vấn đề rất quan trọng trong cách làm cơm tấm ngon. Bạn cần chú ý điều chỉnh lượng nước sao cho phù hợp. Mặc dù lương nước nấu sẽ tùy thuộc từng loại gạo cũng như sở thích ăn khô ăn ướt của mỗi người. Tuy nhiên, nguyên tắc để có một chén cơm tấm ngon đúng chuẩn thì bạn chúng ta nên cho lượng nước để nấu bằng số bát gạo cộng thêm ½ chén nước. Chẳng hạn như: nấu 1 bát gạo thì lượng nước cần cho vào khi nấu sẽ là 1.5 bát nước. nếu nấu bát gạo thì lượng nước sẽ là 2.5 bát.

Bước 3: Thêm hương vị hấp dẫn cho cơm tấm

Trước khi tiến hành cắm điện để nấu cơm, bạn hãy cho thêm khoảng 1/2 thìa cà phê muối, cùng với 1 muỗng cà phê dầu ăn. Nếu không dùng dầu ăn, bạn có thể thay thế bằng một lượng bơ tương tự. Việc này sẽ giúp cơm tấm sau khi nấu không bị cháy nồi và cơm sẽ có mùi vị hấp dẫn.

Bước 4: Tiến hành nấu cơm

Đặt lòng nồi vào nồi cơm điện, đậy nắp kín, rồi cắm điện và ấn nút chuyển chế độ nấu. Sau một thời gian tự nấu, rồi sẽ chuyển nút, báo hiệu cơm đã chín, bạn hãy để im thêm 15 phút nữa rồi rút điện.

Bước 5: Ủ cơm

Đây là công đoạn đặc biệt trong cách nấu cơm tấm. Bạn chưa vội mở nắp mà hãy ủ cơm thêm khoảng chừng 10 – 15 phút nữa. làm như vậy để cơm tấm khô bề mặt hơn, hạt cơm cũng không bị dính vào thân nồi và chín đều.

cách nấu gạo tấmCơm tấm món ăn nổi tiếng của Sài thành

Như vậy là bạn đã hoàn thành cách nấu cơm tấm tại nhà với 5 bước cơ bản. Bây giờ bạn chỉ việc xới cơm tấm ra đĩa trình bày cùng với các nguyên liệu đi kèm như sườn nướng, trứng, chả trứng hay các loại rau củ khác, để mời cả nhà cùng thưởng thức món cơm tấm thơm ngon hấp dẫn và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. 

Chúc bạn sẽ thành công với cách làm cơm tấm ngon đúng kiểu tại nhà!